Những thương hiệu sàn gỗ công nghiệp chính hãng | Chợ sàn gỗ

Khi cần mua một sản phẩm hàng hóa bất kỳ thì một trong những câu hỏi mà chúng ta thường hay nghĩ đến ngay trong đầu đó là chọn loại nào, thương hiệu nào là tốt nhất nên dùng; địa chỉ bán hàng giá rẻ nhất, tin cậy, uy tín… và sản phẩm sàn gỗ công nghiệp cũng không nằm ngoài số đó. Bạn cần phải tìm hiểu rất nhiều thông tin trước khi đi đến quyết định cuối cùng của mình, một số thông tin quan trọng nhất định phải biết nếu không muốn bị lừa gạt đó là:

Sự thật về xuất xứ sàn gỗ tại Việt Nam

Hiện nay rất nhiều cửa hàng, đại lý tư vấn không trung thực về xuất xứ sàn gỗ công nghiệp, lừa dối khách hàng nhằm trục lợi bằng việc bán các sản phẩm sàn gỗ có trị giá thấp (sàn gỗ giá rẻ) với giá rất cao, ngang ngửa với các thương hiệu sàn gỗ cao cấp và vẫn bảo với khách hàng rằng đó là sàn gỗ Đức, sàn gỗ Malaysia… Khách hàng đã bị lừa khi phải bỏ ra số tiền rất lớn chỉ để có được một sản phẩm sàn gỗ rẻ tiền, chất lượng kém và sẽ nhanh chóng bị hỏng hóc khi mới sử dụng được một thời gian ngắn.
Tổng kho sàn gỗ Việt One

Nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng, giúp chặn đứng “tệ nạn” gian dối nêu trên, Diễn đàn Sàn Gỗ Việt Nam xin cung cấp cho bạn thông tin trung thực, chính xác nhất về xuất xứ của tất cả các loại sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Việt Nam hiện nay. Các thông tin trong bài viết này liên tục được cập nhật, bổ sung hàng ngày đảm bảo rằng bất kỳ lúc nào bạn đọc cũng đều là thông tin mới nhất và có giá trị hiện hành.
Sàn gỗ công nghiệp tại thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có các xuất xứ chính xác như sau: Đức, Thụy Sĩ, Malaysia, Bỉ, Áo, Pháp, Ba Lan, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc.
Sàn gỗ công nghiệp Đức
Sàn gỗ Đức chỉ có các thương hiệu: Kronotex, Wineo, Krono Original, Classen, My Floor, Rooms, Sensa, Konner, Casa, Egger, Hornitex. Ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ của Đức nào khác trên thị trường Việt Nam.
Đây là các thương hiệu sàn gỗ công nghiệp được sản xuất 100% tại nước Đức và được nhập khẩu thành phẩm, nguyên đai, nguyên hộp về Việt Nam. Điều này có nghĩa là khi được người thân, bạn bè hay người bán hàng giới thiệu một loại sàn gỗ của Đức mà lại không trùng tên với một trong các thương hiệu nêu trên thì Chợ Sàn Gỗ xin khẳng định chắc chắn 100% đó không phải là sàn gỗ Đức. Với người thân hoặc bạn bè thì điều đó là hết sức bình thường bởi vì phân công lao động xã hội, mỗi người mỗi nghề nên bạn bè không biết chính xác hoặc có thể họ cũng chỉ là “nạn nhân” của các đại lý bán sàn gỗ không uy tín, gian dối lừa đảo khách hàng nhằm trục lợi.
Nhưng nếu các thông tin được cung cấp và tư vấn bởi đại lý, người bán thì điều này là không thể chấp nhận được. Không có chuyện người bán sàn gỗ lại không biết chính xác xuất xứ sản phẩm của mình, thực tế chỉ là cố tình lừa dối khách hàng mà thôi. Đây chính là một điều kiện tiên quyết, là tiêu chí quan trọng giúp bạn so sánh, lựa chọn đơn vị làm sàn gỗ công nghiệp uy tín cho nhà mình. Rõ ràng đại lý đã không trung thực, không tôn trọng khách hàng, cố tình lừa dối nhằm trục lợi, điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, không đáng tin cậy, không uy tín – Vậy có đáng để bạn “chọn mặt gửi vàng hay không”? Chắc chắn là không, giá có rẻ bạn cũng không nên mua sàn gỗ công nghiệp của những đại lý này.
Sàn gỗ công nghiệp Thụy Sĩ
Sàn gỗ Thụy Sĩ hiện tại chỉ có 1 thương hiệu duy nhất là Kronoswiss, đây là thương hiệu sàn gỗ công nghiệp được sản xuất 100% tại Thụy Sĩ bởi tập đoàn Krono và được nhập khẩu nguyên đai, nguyên hộp về Việt Nam. Ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ của Thụy Sĩ nào khác trên thị trường Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay.



Sàn gỗ công nghiệp Malaysia
Sàn gỗ Malaysia chỉ có các thương hiệu: Robina, Inovar, Janmi, Rainforest, SynchroWood, Masfloor,Ruby Floor. Ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ của Malaysia nào khác trên thị trường Việt Nam.
Sàn gỗ công nghiệp Bỉ
Sàn gỗ Bỉ có các thương hiệu sau: Quickstep, Pergo, Balterio. Các thương hiệu nêu này được sản xuất 100% tại nước Bỉ và được nhập khẩu nguyên đai, nguyên hộp về Việt Nam, ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ công nghiệp Bỉ nào khác. Đây là ba dòng sàn gỗ cao cấp thuộc danh sách các loại sàn gỗ công nghiệp có giá thành đắt nhất hiện nay. Sàn gỗ Quickstep và Pergo xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ những năm 1999, cùng thời với thương hiệu sàn gỗ Kronotex của Đức.
Diễn đàn Sàn Gỗ Việt Nam khuyến cáo, thời điểm hiện tại bạn không nên sử dụng các loại sàn gỗ của Bỉ bởi vì tuy chất lượng có tốt nhưng thực sự không xứng với số tiền phải bỏ ra. Các thương hiệu này đang được các nhà nhập khẩu đẩy giá bán ra rất cao (cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế), chưa sát thực với giá trị của hàng hóa. Đơn cử sàn gỗ QuickStep của Bỉ dầy 8mm có mức giá bán ra hơn 700k/m2 chưa kể phụ kiện, với tầm tiền đầu tư như vậy thì sẽ có nhiều sản phẩm thay thế tối ưu hơn.
Sàn gỗ công nghiệp Áo
Sàn gỗ Áo có duy nhất một thương hiệu là sàn gỗ Kaindl, được sản xuất 100% tại Áo và được nhập khẩu nguyên đai, nguyên hộp về Việt Nam, ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ Áo nào khác trên thị trường.
Sàn gỗ công nghiệp Balan
Sàn gỗ Kronopol là thương hiệu sàn gỗ Balan duy nhất tính đến thời điểm hiện tại được nhập khẩu về Việt Nam với số lượng mẫu mã còn rất hạn chế, chỉ có 04 mầu có độ dầy 12mm bản nhỏ, hèm V.
Sàn gỗ công nghiệp Hàn Quốc
Sàn gỗ Hansol và sàn gỗ Dongwha là 02 thương hiệu sàn gỗ Hàn Quốc duy nhất được nhập khẩu về Việt Nam với 02 độ dầy khác nhau là 8mm và 12mm, ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ Hàn Quốc nào khác trên thị trường. Tuy nhiên sàn gỗ công nghiệp Hansol còn có 01 dòng sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam với giá thành rẻ hơn rất nhiều, do đó bạn hết sức lưu ý khi tham khảo giá cả, phải hỏi rõ là hàng sản xuất trong nước hay hàng nhập khẩu tránh việc nhầm lần hoặc bị đại lý lừa gạt (sàn gỗ Hansol dòng gia công trong nước trên vỏ bao bì và phía sau từng tấm gỗ không có chữ Made in Korea).
Sàn gỗ Hansol có 02 dòng sàn phẩm là hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc và hàng gia công tại Việt Nam, chính vì vậy rất hay gây nhầm lẫn cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm. Khách hàng hay bị người bán lừa gạt, mua phải hàng gia công trong nước với giá trên trời, bằng với mức giá của hàng Nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc.
Quý khách cần phải hiểu cho đúng về dòng sàn gỗ Hansol gia công trong nước: Nó không phải là sàn gỗ Hàn Quốc mà là sàn gỗ Việt Nam, giá cả so với hàng nhập thì một trời một vực.
Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, Diễn đàn Sàn Gỗ Vietj Nam khuyến cáo rằng: Quý khách hết sức lưu ý khi lựa chọn và mua sàn gỗ Hansol. Phải hỏi rõ và yêu cầu người bán cam kết là hàng Hàn Quốc chính hãng hay hàng gia công trong nước, đồng thời dùng các kiến thức mà Diễn đàn Sàn Gỗ Việt Nam cung cấp để kiểm tra xuất xứ hàng hóa như sau:

Sàn gỗ Hansol chính hãng nhập khẩu Hàn Quốc trên bao bì và phía sau từng tấm gỗ phải có chữ Made in Korea nằm độc lập, in rõ ràng sắc nét.
Sàn gỗ công nghiệp Pháp
Sàn gỗ Alsafloor là thương hiệu sàn gỗ Pháp duy nhất, được sản xuất 100% tại Pháp bởi tập đoàn Alsapan có trụ sở tại: 1D, Rue du Général de Gaulle – Dinsheim sur Bruche – BP 14121 – 67124 MOLSHEIM Cedex – France. Tel: +33 3 88 49 43 00 * Fax: +33 3 88 49 49 83 * Website: www.alsapan.com. Sàn gỗ Pháp Alsafloor được chào sân tại thị trường Việt Nam từ những năm 2000, đến năm 2005 thì nhà nhập khẩu đã ngừng nhập dòng sản phẩm này, 10 năm sau đến năm 2015 thì sàn gỗ Pháp Alsafloor được tái tung tại thị trường Việt Nam.
Sàn gỗ công nghiệp Thái Lan
Sàn gỗ Thái Lan gồm có các thương hiệu: Vanachai, Thailux, Thaixin, Thaistar, Thaiever, Leowood, Thailife, Thai Green, ThaiOne, Thaisun, Thaiway, Prince. Ngoài các thương hiệu nêu trên, không còn bất kỳ một loại sàn gỗ của Thái Lan nào khác trên thị trường Việt Nam.
Sàn gỗ công nghiệp Việt Nam
Sàn gỗ Việt Nam hiện có các thương hiệu: sàn gỗ ViệtOne, Newsky, Penthouse, Kentwood, Redsun, Pago, Berry Floor, Kallax, Newhome, Newstar, Gomax, TimB, Jawa, Winmart Floor, Queenbee, Mowen, Amazon, Ecos, best one, Best Choice, Delta, Thaibest, Clean floor… Đây là các thương hiệu sàn gỗ được sản xuất trong nước 100%, mẫu mã rất đa dạng và có mức giá hợp lý. Nếu như trước kia các nhà sản xuất sàn gỗ tại Việt Nam thường mua phôi của Trung Quốc về xẻ và đóng gói tại Việt Nam thì bây giờ việc sản xuất đã được làm 100% tại Việt Nam. Hiện nay có tới 4 nhà đầu tư, tham gia vào thị trường sản xuất, gia công sàn gỗ công nghiệp ở trong nước, vì vậy số lượng thương hiệu sàn gỗ Việt Nam cũng tăng trưởng nhanh chóng.
Sàn gỗ công nghiệp Trung Quốc
Sàn gỗ Trung Quốc từ trước tới nay vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo về số lượng với một ma trận thương hiệu khiến khách hàng hoa mắt khi nghe tư vấn, tiêu biểu như: Sàn gỗ Eurolines, sàn gỗ Norda, sàn gỗ Rahmann, sàn gỗ Thaitiger, sàn gỗ Kendall, sàn gỗ Eurohome, sàn gỗ Morser, sàn gỗ Wilson, sàn gỗ Morser Amazon, sàn gỗ Kosmos, sàn gỗ Flortex, sàn gỗ School, sàn gỗ Kamaz, sàn gỗ Hormann, sàn gỗ Kahn, sàn gỗ Yekalon, sàn gỗ Krono Lines, sàn gỗ Smasfloor, berhem, Capiter,sàn gỗ Sennorwell, sàn gỗ Sennorwell Gold, sàn gỗ Bergeim, sàn gỗ QueenMark, sàn gỗ Hami, sàn gỗ New House Space, sàn gỗ Galamax, sàn gỗ Glomax, sàn gỗ Dragon, sàn gỗ Victory, sàn gỗ Victory star, sàn gỗ Harotex, sàn gỗ Sutra, sàn gỗ Vertex, sàn gỗ Asian, sàn gỗ World Floor, sàn gỗ Nanotex, sàn gỗ Kronomax, sàn gỗ Royal, sàn gỗ Chypong, sàn gỗ lucsy, sàn gỗ F8, sàn gỗ F12, sàn gỗ Lexfloor, sàn gỗ Wittex, sàn gỗ Kent, sàn gỗ Gago, sàn gỗ MalayFloor, sàn gỗ Quick Style, sàn gỗ Korea Floor, sàn gỗ Pinax, sàn gỗ Kaminax, sàn gỗ King Floor, sàn gỗ Shophia, sàn gỗ Loc Floor, sàn gỗ Green, sàn gỗ Woodland, sàn gỗ Nano, sàn gỗ Thaigood,sàn gỗ thai gold, sàn gỗ Kronohome, sàn gỗ Spainloc, sàn gỗ CCBM, sàn gỗ Lucano, sàn gỗ Alloc, sàn gỗ Gecus, sàn gỗ Vinmax, sàn gỗ Hanami, sàn gỗ Lusono, sàn gỗ Lucano, sàn gỗ Faul, sàn gỗ Mega, sàn gỗ Berhem, sàn gỗ Kapitan,

Hướng dẫn cách nhận biết xuất xứ sàn gỗ công nghiệp

Cách thứ nhất
Hết sức đơn giản mà hiệu quả và chính xác đó là bạn không phải làm gì cả, chỉ cần copy phần xuất xứ mà Diễn đàn Sàn Gỗ Việt Nam đã cung cấp phía trên, in ra giấy và mang theo để đối chiếu khi đi mua sàn gỗ công nghiệp ở một cửa hàng bất kỳ. Nếu người bán hàng giới thiệu một sản phẩm sàn gỗ nào đó và bảo đây là sàn gỗ Đức, sàn gỗ Malaysia… thì bạn chỉ cần mở giấy ra kiểm tra và đối chiếu. Nếu không có tên trong danh sách tương ứng mà chúng tôi đã cung cấp thì chắc chắn người bán đã không trung thực, cố tình tư vấn sai sự thật.
Đây là cách đơn giản nhất nhưng chỉ áp dụng được với sản phẩm sàn gỗ công nghiệp mà thôi vì chúng tôi đã cung cấp danh sách, thông tin đầy đủ và chi tiết về xuất xứ của tất cả các loại ván sàn gỗ có trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nhiều khi không phải sản phẩm hàng hóa nào bạn cũng có được danh sách xuất xứ chính xác, công khai minh bạch như sàn gỗ công nghiệp do chúng tôi cung cấp. Vậy nên bạn sẽ dùng cách thứ hai như sau:
Cách thứ hai
Điều kiện cần và đủ để xác định xuất xứ sàn gỗ đó là: sàn gỗ công nghiệp sản xuất tại nước nào thì phía sau từng tấm gỗ hoặc trên hèm khóa phải có dòng chữ Made in + Nước sản xuất, có thể là chữ in hoa, chữ thường được bắn mực hoặc khắc trên tấm gỗ. Đồng thời ngoài vỏ hộp cũng phải có chữ Made in + Nước sản xuất . Chữ Made in + Nước sản xuất phải rõ ràng sắc nét và đứng độc lập, đằng trước và đằng sau không có bất kỳ một chữ gì khác, nếu có chỉ là dãy số đơn thuần thể hiện số lô sản xuất, ngày/tháng/năm/sản xuất mà thôi hoặc là ký hiện mã mầu.
Nếu trên bao bì hoặc phía sau tấm gỗ có các chữ như: The Mould MADE IN MALAYSIA hoặc HDF MADE IN MALAYSIA hay Technology Made in Germany, Germany standa, Made by Malaysia, AS Malaysia... thì thực chất đều là sàn gỗ Trung Quốc 100%. Ngoài ra bạn có thể yêu cầu người bán xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm CO, CQ để xác nhận xuất xứ. Tóm lại khi đi mua hàng, chỉ cần tinh ý là bạn có thể phân biệt được xuất xứ hàng hoá các nước và hãy cảnh giác khi mua bất cứ sản phẩm nào mà người bán nói là hàng nhập khẩu.

Nguồn: Diễn đàn sàn gỗ Việt Nam

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến